CÁCH CÚNG ĐẤT ĐAI - NHÀ CỬA ĐÚNG NGHI THỨC

CÁCH CÚNG ĐẤT ĐAI - NHÀ CỬA ĐÚNG NGHI THỨC

CÁCH CÚNG ĐẤT ĐAI - NHÀ CỬA ĐÚNG NGHI THỨC

CÁCH CÚNG ĐẤT ĐAI - NHÀ CỬA ĐÚNG NGHI THỨC

CÁCH CÚNG ĐẤT ĐAI - NHÀ CỬA ĐÚNG NGHI THỨC
Giỏ hàng: sản phẩm

Sản phẩm trong giỏ hàng

Tổng tiền :
Trang chủ Sản phẩm Sản Phẩm Chi Tiết

CÁCH CÚNG ĐẤT ĐAI - NHÀ CỬA ĐÚNG NGHI THỨC

Đang bán

Liên hệ

Cúng đất đai là gì? Cúng đất đai ngày nào?

Trong văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, mỗi ngôi nhà, mỗi mảnh đất sẽ có một vị thần Thổ Công làm nhiệm vụ trông coi, giám sát và phù hộ cho đường phú quý, tài lộc của mảnh đất đó. Vì vậy, khi làm một công việc nào đó liên quan đến đất đai, chủ đất sẽ phải làm lễ cúng Thổ Công (gọi là cúng tạ đất, cúng đất đai, cúng Thổ Công, Thổ Địa...) để quá trình xây dựng và công việc làm ăn trên mảnh đất sau này được thuận lợi hơn. Ngoài ra, vào ngày Sóc, ngày Vọng (mùng 1, ngày rằm) và những ngày đặc biệt như giỗ chạp, lễ, Tết, các gia đình, các chủ đất cũng đều cần phải làm lễ khấn Thổ Công để xin phép cho tổ tiên về quy họp cùng con cháu.

Cúng đất đai là lễ cúng gì?

Lễ cúng đất đai trong dịp cuối năm và đầu năm mới tại các gia đình thường là để báo cáo với Thổ Công, Thổ Địa những công việc mà gia chủ đã làm được trong năm cũ đồng thời cảm tạ công ơn và cầu mong các vị thần phù hộ cho công việc làm ăn của gia chủ trong năm mới thuận lợi, gặp nhiều may mắn. Ngoài ra, lễ cúng đất đai dịp đầu năm cũng thể hiện mong muốn được Thổ Công bảo vệ đất đai của gia đình khỏi những kẻ xấu hoặc tránh tà ma xâm nhập. 

Nhìn chung, lễ cúng đất đai cuối năm và đầu năm của mỗi gia đình là một lễ cúng vô cùng quan trọng. Thông thường, lễ cúng đất đai cuối năm thường được làm vào ngày 23 tháng Chạp, cùng với lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi bước sang năm mới thì lễ cúng đất đai thường được làm vào ngày mùng 3 Tết, cùng với lễ hóa vàng ở một số gia đình. Riêng với lễ cúng đất đai khi triển khai công trình có liên quan đến long mạch như xây nhà, đào giếng... thì gia chủ nên tham khảo hướng dẫn của những người am hiểu dịch lý, phong thủy để tính toán ngày giờ, hướng cúng phù hợp với tử vi, cung mệnh của gia chủ.

Cách cúng đất đai nhà cửa trong nhà đúng nghi lễ

Cách chuẩn bị mâm cúng đất đai

Nhiều chị em chưa có kinh nghiệm thường không biết chuẩn bị mâm lễ cúng đất đai gồm những gì thì có thể tham khảo danh sách dưới đây. Đây là các lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng đất đai, Thổ Công vào dịp cuối và đầu năm Âm lịch. Các lễ vật bao gồm:

  • Trái cây ngũ quả.
  • Hoa tươi (có thể sử dụng nhiều loại như cúc, lay ơn, đồng tiền…).
  • Nhang.
  • Nến hoặc đèn cầy.
  • Gạo, muối trắng.
  • Nước.
  • Rượu.
  • Giấy cúng.
  • Các loại bánh kẹo.
  • Đĩa trầu cau.
  • Xôi, chè.
  • Cháo.
  • Gà luộc là gà trống hoặc cũng có thể dùng chân giò.
  • Bia, nước ngọt.
  • Thuốc lá, nước trà.

Cách cúng đất đai nhà cửa

Ngoài các lễ vật trên, chúng ta cũng cần chuẩn bị một mâm vàng mã bao gồm:

  • 5 con ngựa có màu đỏ, màu xanh, màu vàng, màu trắng, màu chàm tím, trên lưng mỗi con ngựa sẽ được đặt 10 lễ tiền vàng. 5 bộ mũ, áo và hia loại nhỏ. Cờ lệnh, kiếm, roi.
  • 1 con ngựa có màu đỏ, kích thước lớn hơn so với 5 con còn lại. Đi kèm với ngựa là cờ, kiếm, roi, mũ, áo, hia.
  • 1 cây vàng hoa đỏ gồm 1000 vàng.
  • 50 lễ tiền vàng dùng để cúng gia tiên.

Sau khi đã chuẩn bị xong các lễ vật, chúng ta đã có thể tiến hành lễ cúng đất đai, Thổ Công. Lễ cúng này thường được thực hiện ngoài trời nhưng nếu các gia đình ở chung cư hoặc mặt đường, không có sân rộng, không tiện làm lễ thì thực hiện trong nhà cũng không sao bởi theo các chuyên gia tâm linh, lễ cúng Thổ Công không cần quá câu nệ, quan trọng là lòng thành của gia chủ. 

 

Bài văn khấn cúng đất đai

Bài văn khấn cúng đất đai

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy:

Quan đương xứ Thổ Địa chính thần.

Thổ Địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần.

Hôm nay là ngày... tháng... năm..., nhằm tiết... 

Chúng con là:...

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa.

Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ Địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ Địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long.

Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.

Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.

Cẩn cáo!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

 

 

Tại sao ngày nay dân gian không còn thờ cúng Thổ địa bà?

Người dân phương Đông nói chung có tập tục thờ cúng Thần Thổ địa Còn gọi là Thổ Công, đặc biệt tại nơi ngôi nhà mình sinh sống. Tập tục này ban đầu bắt nguồn từ lòng kính ngưỡng Thần linh của con người, nhưng theo thời gian đã có những sự biến dị bởi sự thay đổi của tâm tưởng con người. Và ngày nay, chỉ thấy người ta cúng thờ Thổ địa ông, không có Thổ địa bà. Vì sao lại như vậy?

Tại sao ngày nay dân gian không còn thờ cúng Thổ địa bà? - ảnh 1

Nguyên lai ban đầu con người thờ cúng cả Thổ địa ông và Thổ địa bà. (Ảnh: Pinterest)

Trước kia, hễ nơi nào có người Hán là nơi đó có tập tục thờ cúng Thổ địa. Cho đến ngày nay, nhiều người Hoa hải ngoại có tập tục thờ cúng Thổ địa, như ở Đài Loan khắp nơi đều có miếu Thổ địa. Nhưng miếu Thổ địa thường sẽ không lớn, mà phần lớn các hộ gia đình ở Hồng Kông, Ma Cao đều sẽ đặt bàn thờ thổ địa trong nhà. Người làm kinh doanh càng không thể thiếu điều này.

Tuy nhiên, trước đây rất lâu miếu Thổ địa khá “nguy nga tráng lệ”, hơn nữa người dân không chỉ thờ cúng mỗi Thổ địa ông mà còn cùng lúc thờ cúng Thổ địa bà. Như vậy, bắt đầu từ khi nào mà mọi người không hề quan tâm đến Thổ địa bà nữa?

Sự tích thổ địa ông, thổ địa bà

Rất lâu trước đây, tại khu vực phía nam sông Mân Giang, Phúc Kiến, có một đôi vợ chồng nọ, người chồng là quan thuế vụ địa phương. Bởi vì đôi vợ chồng này thường lấy tiền của mình đóng thuế cho những người nghèo khó trong vùng, lại không cần hồi báo, cho nên được dân chúng vô cùng tôn kính. Sau khi vợ chồng này qua đời, người dân liền xây từ đường thờ cúng, để tưởng niệm công đức của họ, từ đó họ trở thành Thổ công ông và Thổ công bà.

Đôi vợ chồng này bất luận khi còn sống hay sau khi chết đi đều vẫn luôn giúp đỡ người khác. Tiếng lành lan xa, dần dần mọi người biết được Thổ công ông và Thổ công bà giúp cho cầu được ước thấy. Vì vậy, tín đồ từ các nơi mộ danh mà đến ngày càng nhiều, lời cầu nguyện gì cũng có.

Ban đầu mọi người đều cầu xin những điều giản dị kiểu như: “Con ngỗng nhà con bị lạc mất rồi, cầu Thổ công ông và Thổ công bà giúp con tìm được nó”.

Về sau, dần dần có người trở nên tham lam hơn, cầu Thổ công ông và Thổ công bà những thứ như may mắn, tiền của, phát tài …

Thổ công ông và Thổ công bà đã là thần rồi, đương nhiên biết rõ những thứ cầu xin này của con người là có liên quan đến mệnh của họ. Mệnh của họ mà có thì sẽ có, còn nếu trong mệnh của họ không có mà muốn cấp những thứ đó thì Thổ công ông và Thổ công bà chỉ có thể dùng phúc phận của mình đổi cho họ.

“Bà xem người này cầu phát tài là vì mang lại hạnh phúc cho người nhà, ông ấy tốt với người nhà như vậy, chúng ta đáp ứng ông ấy đi”, Thổ công ông nói.

Thổ công bà lại có cách nhìn khác: “Không được đâu, thứ nhất, ông lấy phúc phận của mình đổi cho người đó thì phúc phận của mình sẽ ít đi. Thứ hai, ông cho rằng giúp người đó, trên thực tế chỉ là khiến ông ta hình thành tâm lý không làm mà hưởng, gia tăng lòng tham của ông ta, ngược lại đã vô tình hại ông ta”.

“Được rồi, bà nói có đạo lý. Như vậy bà xem người này cầu cho cha mẹ sống lâu, có phải là rất có hiếu tâm hay không, giúp anh ta nha!”, Thổ công ông nói.

“Ài! Một người cầu hai người cầu, bản thân chúng ta cũng chỉ là tiểu thần thôi, liệu có bao nhiêu phúc phận có thể chia cho mọi người đây? Nếu như chúng ta thực hiện những chuyện này càng nhiều, liệu có thể là đang quấy nhiễu an bài của ông trời hay không?”, Thổ công bà vẫn không đồng ý với ý kiến của Thổ công ông.

Cứ như vậy, Thổ công ông thấy ai cũng muốn giúp, nhưng Thổ công bà lại cho rằng không thể giúp như vậy. Cách nhìn mọi chuyện của Thổ công ông và Thổ công bà càng ngày càng không giống nhau. Dần dần mọi người cũng biết rõ việc này, có người liền nghĩ rằng, “Ta chỉ cầu Thổ địa ông, không cầu Thổ địa bà, nhưng có Thổ địa bà ngồi ở bên cạnh thật là phiền phức”.

Có người liền nghĩ đến một biện pháp, xây một ngôi miếu mới cho Thổ công ông và ngôi miếu này được xây vô cùng tráng lệ. Tuy nhiên, lần này mọi người lại chỉ mời Thổ công ông qua ngôi miếu mới này, còn Thổ công bà vẫn để ở lại ngôi miếu cũ, ép buộc Thổ địa ông và Thổ địa bà ở riêng.

Tại sao ngày nay dân gian không còn thờ cúng Thổ địa bà? - ảnh 2
Con người liền nghĩ đến một biện pháp, xây một ngôi miếu mới cho Thổ địa ông và ngôi miếu này được xây vô cùng tráng lệ.

Thổ địa bà nhìn thấy tâm địa của con người trở nên xấu xí như vậy nên cũng không muốn xen vào, liền vội rời đi không bao giờ cần sự thờ cúng hương khói của nhân gian nữa.

Còn Thổ địa ông bởi vì liên tục dùng phúc phận của mình để đáp ứng thỉnh cầu của con người, khiến phúc phận của ông càng ngày càng ít, năng lực giúp con người cũng càng ngày càng yếu. Mà con người lại càng ngày càng tệ, càng ngày càng tham lam, nhìn thấy Thổ địa ông không giúp được việc lớn, chỉ có thể giúp một số việc, liền xây miếu Thổ địa ông càng ngày càng nhỏ lại.

Kỳ thực, rất nhiều vị thần kiểu như Thổ địa ông và Thổ địa bà này trực tiếp ban phúc cho con người, đều là trung thần nghĩa sĩ trần gian. Họ là nững người có đức sau khi chết đi được trời trực tiếp bổ nhiệm làm Thần. Tuy nhiên đây chỉ là chức vụ có kỳ hạn, nên có việc ông địa chết hoặc chuyển sinh.

Người tích đức hành thiện được phong làm thổ địa

Vào nhà Chu, có một nô bộc tên là Trương Phúc Đức, là người vô cùng trung thành. Khi chủ nhân đi đến phương xa làm quan, lưu lại ấu nữ trong nhà. Trương Phúc Đức đưa tiểu thư đi tìm cha, không may gặp trời gió tuyết, ông đã không ngần ngại cởi áo che chở cho chủ nhân nên chết cóng trên đường. Lúc ông qua đời, trên trời xuất hiện 9 chữ “Nam Thiên môn đại tiên phúc đức chính thần”, chính là chỉ Thổ địa ông. Chu Vũ Vương cảm động nói: “Tấm lòng như vậy có thể xưng là đại phu (chức quan to thời xưa, dưới quan khanh, trên quan sĩ)”. Vậy nên Thổ địa ông mới đội mũ Tể tướng.

(Chu Vũ Vương là vị Quân chủ sáng lập triều đại nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc).

Tại sao ngày nay dân gian không còn thờ cúng Thổ địa bà? - ảnh 3
Thổ địa ông đội mũ Tể tướng. (Ảnh: kknews)

Lại kể về  “Vương Lục Lang”, là ma chết đuối trên sông trong sách Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Ông là người có trái tim rất nhân hậu, không đành lòng để một người phụ nữ ôm con nhỏ thế thân thay mình, khiến trời cao cảm động và bổ nhiệm ông làm Thổ địa ông tại trấn Chiêu Viễn Ổ, Sơn Đông.

Cứ như vậy, tại mỗi nơi đều lưu lại các sự tích Thổ địa ông khác nhau.

 
SỐ LƯỢNG:
Mua Ngay