VĂN CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO HÀNG NĂM

VĂN CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO HÀNG NĂM

VĂN CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO HÀNG NĂM

VĂN CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO HÀNG NĂM

VĂN CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO HÀNG NĂM
Giỏ hàng: sản phẩm

Sản phẩm trong giỏ hàng

Tổng tiền :

Trang chủ Hướng dẫn thờ cúng

VĂN CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO HÀNG NĂM

Cúng ông Công ông Táo về trời là một nghi lễ truyền thống của người dân Việt Nam. Vậy lễ cúng ông Công ông Táo cần những gì, bài khấn và thời gian cúng ông Công ông Táo như thế nào là đầy đủ nhất?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Quan niệm dân gian cho rằng mâm cúng ông Công ông Táo là lễ tiễn các vị quan cai quản đất đai và bếp núc lên báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm tốt xấu của gia chủ. Phong tục này đã được người Việt Nam truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một nét bản sắc văn hóa độc đáo của nước ta.

Mâm cúng ông Công ông Táo không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện được lòng thành kính của gia chủ.

Về lễ vật cúng ông Công ông Táo

Lễ vật cúng ông Công ông Táo công truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.

Màu sắc mũ, áo của ông Công ông Táo sẽ thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân còn cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh (thả ra ao, hồ, sông) sau khi cúng.

Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường bao gồm:

1 đĩa gạo

1 đĩa muối

5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng

1 con cá chép rán hoặc cá chép sống

1 bát canh mọc hoặc canh măng

1 đĩa xào thập cẩm

1 đĩa giò

1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng 

1 đĩa chè kho

1 đĩa hoa quả

1 ấm trà sen

3 chén rượu

1 quả bưởi

1 quả cau, lá trầu

1 lọ hoa đào nhỏ

1 lọ hoa cúc

1 tập giấy tiền, vàng mã

Thời gian cúng ông Công ông Táo

Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Công ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Dưới đây là các bài cúng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin) mời các bạn tham khảo:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: …………

Ngụ tại: …………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

 

Cúng ông Công ông Táo ở đâu trong nhà đúng nhất

Ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo quân về trời, báo cáo mọi việc dưới hạ giới với Ngọc Hoàng. Thế nên, mỗi người cần biết cách cúng ông Công ông Táo thật chính xác để mang lại phúc lộc, may mắn cho gia đình.

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, cứ vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong năm với Ngọc Hoàng.

Do đó, cứ đến ngày 23 tháng Chạp – Tết ông Công ông Táo, người dân lại chuẩn bị mâm cúng rất chu đáo.

Tuy vậy, hiện nay chưa có một tài liệu nào quy định rõ ràng về vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo.

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần Thổ công, vị thần trông coi nhà cửa, đất cát trong gia đình. Do đó, bát hương ông Công được đặt chung tại bàn thờ tổ tiên.

Mỗi năm, đến ngày Tết ông Công ông Táo, người dân cũng tiến hành làm lễ, đặt mâm cúng ông Công tại bàn thờ tổ tiên.

Trong khi đó, ông Táo được cho là vị thần trông coi việc bếp núc nên các gia đình thờ ông Táo ở dưới bếp của mình. Đến dịp Tết ông Công ông Táo, người dân thường làm lễ, đặt mâm cúng ông Táo tại khu vực này.

Quan điểm trên cũng được GS.TS Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá Du lịch đồng tình. GS. TS Vũ Gia Hiền cho rằng, ông Công, ông Táo là 2 vị thần khác nhau.

Khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, gia chủ phải đặt mâm cúng ở 2 nơi. Cụ thể, người dân cần đặt mâm cúng ông Công tại bàn thờ tổ tiên, mâm cúng ông Táo tại khu bếp.

Nhà nghiên cứu Lý học Đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng có chung quan điểm. Ông còn đưa ra nguyên tắc lập ban thờ ông Táo và cách cúng vị thần này trong ngày Tết ông Công ông Táo.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói: “Về nguyên tắc, bếp ở hướng nào thì lập ban thờ ông Táo ở hướng đó. Không được đặt ban thờ trực tiếp lên trên bếp. Khi cúng thì phải kê bàn để đặt mâm cúng và tiến hành lễ cúng tại bếp, trước ban thờ ông Táo”.

“Sau khi cúng ông Công ông Táo xong, gia chủ mới tiến hành dọn dẹp nhà cửa, ban thờ, tảo mộ… Lúc này, gia chủ nên xông, rửa nhà bằng khói thơm.

Tuy nhiên, khi xông nhà cần chú ý xông từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Ngược lại, nếu rửa nhà thì rửa từ ngoài vào trong”, nhà nghiên cứu này thông tin thêm.

Nguyễn Sơn

Cúng ông Công ông Táo ở đâu trong nhà đúng nhất
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

0918 468 995
0967 468 005